Tổng quan về Gạo thô
I. Gạo là gì?
Gạo là một loại lương thực được thu hoạch từ những cây lúa. Loại lương thực này có khá nhiều màu sắc như trắng, nâu, đỏ thẫm… Có 2 loại gạo phổ biến nhất là gạo tẻ (gồm các loại gạo thơm và gạo trắng thông thường) và gạo nếp. Ngoài ra, còn có thêm một loại gạo khác là gạo lứt, loại thực phẩm chỉ loại bỏ vỏ và giữ nguyên cám, mầm.
Hạt gạo sẽ được thu hoạch sau khoảng 3 tháng trồng trọt và được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khi nấu chín các hạt gạo sẽ vẫn giữ được màu sắc ban đầu, có độ dẻo. Mỗi giống lúa sẽ cho ra những thành phẩm có tính chất, đặc tính khác nhau.
1. Nguồn gốc, xuất xứ của gạo
Về nguồn gốc, các giống lúa hiện nay là kết quả của các nghiên cứu, lai tạo nhiều thế kỷ từ cây lúa dại. Các nhà khoa học sẽ tiến hành biến đổi gen các giống lúa để tạo ra những loại giống có năng suất cao. Một số loại gạo ngon hiện tại như: Gạo ST25, gạo Nàng Hoa, gạo Japonica, gạo Jasmine 85,…
Châu Á là khu vực trồng và tiêu thụ lúa gạo nhiều nhất trên thế giới, chiếm khoảng 90%. Tiếp đến là khu vực Châu Phi, tuy nhiên khu vực này lại có năng suất lúa khá thấp chỉ bằng 40% năng suất của Châu Á.
2. Đặc tính của gạo
Về đặc tính, mỗi giống lúa sẽ cho ra mỗi loại gạo có đặc tính khác nhau. Chẳng hạn:
- Giống gạo tẻ thơm như Nàng Hoa, ST21, ST25… hạt dài, sẽ có hương thơm, có màu trắng, khi nấu thành cơm sẽ rất dẻo.
- Giống gạo nếp hạt sẽ to dài, có mùi thơm theo từng loại giống, dẻo và rất dính.
- Các loại gạo tẻ thông thường (không thơm) hạt sẽ dài, thon, có vị ngọt, khi nấu hạt cơm sẽ khá rời rạc.
2.1. Thời gian sinh trưởng của gạo
Tùy vào từng giống lúa thì sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau. Đối với giống lúa ngắn ngày thời gian sinh trưởng tốt nhất là 90 – 100 ngày. Mùa vụ để loại giống này phát triển tốt là mùa Hè – Thu và Đông – Xuân.
Đối với giống lúa dài ngày thời gian sinh trưởng từ 120 – 180 ngày, tùy giống lúa. Mùa vụ để loại giống này phát triển tốt nhất là Hè – Thu và Đông -Xuân.
2.2. Khu vực trồng gạo
Lúa được trồng phổ biến ở các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam… Bên cạnh đó, các nước ở khu vực Châu Phi như Nigeria, Madagascar… cũng được trồng khá nhiều.
Ngoài ra, một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Australia… cũng sản xuất lúa nhưng không quá phổ biến như ở Châu Á.
2.3. Đặc điểm nhận dạng của gạo
Là loại lương thực phổ biến và xuất hiện hầu hết trong các bữa ăn của các gia đình nên rất dễ nhận dạng. Các hạt gạo có kích thước khá nhỏ, màu trắng trong, trắng đục hoặc đỏ thẫm.
Hạt gạo cũng giống như nguyên mẫu của hạt lúa vậy, chỉ là đã được tách đi lớp vỏ bên ngoài. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sản phẩm với các loại lương thực khác.
Riêng đối với gạo lứt sẽ dễ nhận dạng nhất, thường chỉ bỏ đi lớp vỏ bên ngoài và giữ nguyên phần cám và mầm.
II. Ưu và nhược điểm của sản phẩm
Là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến, vậy gạo có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào?
1. Ưu điểm của gạo
Về ưu điểm thì loại thực phẩm này mang những ưu điểm nổi bật như sau:
- Cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng lớn giúp tăng cường sức khỏe cho con người.
- Không có cholesterol và natri giúp giảm nguy cơ động mạch và bệnh tim.
- Chất lượng hạt gạo rất ngon, nấu cơm dẻo, thơm và rất mềm mịn.
2. Nhược điểm của gạo
Bên cạnh các ưu điểm thì gạo còn có một số nhược điểm như:
- Chứa nhiều carbohydrate đơn giản làm tăng mức đường huyết trong cơ thể, có thể dẫn đến béo phì.
- Nếu không bảo quản tốt thì gạo sẽ rất dễ bị thay đổi chất.
- Dự trữ gạo quá lâu cũng gây biến chất của gạo, khi nấu sẽ không còn dẻo và thơm nhiều nữa.
III. Bảng giao dịch gạo thô và tiêu chuẩn chất lượng
1. Bảng giao dịch gạo thô
2. Tiêu chuẩn chất lượng
Theo quy định của sản phẩm Gạo thô (Rough Rice) giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa CBOT.
Gạo thô hạt dài loại 2 trở lên có tổng sản lượng xay xát không dưới 65%, bao gồm cả gạo nguyên không dưới 48%. Phí bảo hiểm và chiết khấu được áp dụng cho mỗi phần trăm gạo nguyên trên hoặc dưới 55% và cho mỗi phần trăm gạo tấm trên hoặc dưới 15%.
Trong mẫu 500 gram:
- Không có hạt bị hư hỏng do nhiệt
- Không có hạt bị bẩn
- Có tối đa 75 hạt bị biến màu nhẹ