×

[20-11-2024] Thị trường ngày 20-11

Đăng ngày 21-11-2024 bởi admin

   

NÔNG SẢN

Ngô 12/24

ZCEZ24

430,25

3,00

+0,70%

Đậu tương 1/25

ZSEF25

990,50

-8,00

-0,80%

Khô đậu tương 12/24

ZMEZ24

289,4

0,80

+0,28%

Dầu đậu tương 12/24

ZLEZ24

43,28

-1,56

-3,48%

Lúa mì Chicago 12/24

ZWAZ24

552,50

2,75

+0,50%

NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP

Cà phê Arabica 3/25

KCEH25

292,50

11,20

+3,98%

Cà phê Robusta 1/25

LRCF25

4798

142,00

+3,05%

Dầu cọ thô 1/25

MPOF25

4863

-98,00

-1,98%

Ca cao 3/25

CCEH25

8492

-71,00

-0,83%

Bông 3/25

CTEH25

70,28

1,03

+1,49%

Đường 11 3/25

SBEH25

21,65

-0,37

-1,68%

Cao su RSS3 2/25

TRUG25

361,8

8,30

+2,35%

Cao su TSR20 2/25

ZFTG25

193,2

3,60

+1,90%

NĂNG LƯỢNG

Dầu WTI 12/24

CLEZ24

68,87

-0,52

-0,75%

Dầu Brent 1/25

QOF25

72,81

-0,50

-0,68%

Dầu ít lưu huỳnh 12/24

QPZ24

682,25

-6,00

-0,87%

Khí tự nhiên 12/24

NGEZ24

3,193

0,20

+6,50%

Xăng RBOB 12/24

RBEZ24

20,458

0,01

+0,40%

KIM LOẠI

Bạc 12/24

SIEZ24

31,005

-0,26

-0,82%

Bạch kim 1/25

PLEF25

965,8

-12,80

-1,31%

Đồng 12/24

CPEZ24

41,555

0,01

+0,33%

Quặng sắt 12/24

FEFZ24

101,03

-0,24

-0,24%

NÔNG SẢN

Giá đậu tương tiếp tục giảm gần 1% vào hôm qua, mở rộng đà suy yếu trong phiên trước đó do sức ép mạnh từ thị trường dầu đậu tương. Theo dự báo đầu tiên cho mùa vụ hiện tại của Hiệp hội dầu thực vật Abiove, sản lượng đậu tương niên vụ 2024/25 của Brazil dự báo đạt 167,7 triệu tấn, một kỷ lục mới có thể đưa cả xuất khẩu và ép dầu nội địa lên mức cao nhất trong lịch sử.

Giá ngô quay trở lại đà hồi phục với mức tăng gần 1%. Thị trường được hỗ trợ bởi những lo ngại về căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine, cùng rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc trên biển Đen.

Giá lúa mì tăng phiên thứ tư liên tiếp. Lo ngại về triển vọng nguồn cung, đặc biệt là gián đoạn giữa 2 quốc gia sản xuất ngũ cốc lớn cũng khiến cho giá của mặt hàng này hồi phục.

NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP

Giá phê Arabica tăng 3,98%, thiết lập mức đỉnh mới kể từ năm 2011; giá phê Robusta tăng 3,05%, trở lại mức cao nhất trong hơn 1 tháng. Nguyên nhân chính khiến giá tăng trở lại trong phiên hôm qua xuất phát từ lo ngại về nguồn cung tại Brazil và Việt Nam. Barchart, nhận lượng mưa tại Brazil liên tục thấp hơn mức trung bình kể từ tháng 4, gây hại cho cây cà phê trong giai đoạn ra hoa quan trọng và làm giảm triển vọng cho vụ mùa cà phê Arabica 2025/26 của Brazil. Tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan, công bố lượng cà phê xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11 của nước ta chỉ có 20.933 tấn, giảm lần lượt 45% và 3% so với cùng kỳ năm 2023 và 15 ngày đầu tháng 10/2024.

Giá đường 11 tiếp tục suy yếu sau khi đánh mất thêm 1,68% trong phiên hôm qua. Nhu cầu tiêu thụ yếu đi là nguyên nhân chính gây áp lực lên giá. Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) đã hạ dự báo thâm hụt đường toàn cầu dự kiến trong niên vụ 2024/25 khoảng 1 triệu tấn, xuống còn 2,51 triệu tấn, chủ yếu do điều chỉnh giảm tiêu thụ.

NĂNG LƯỢNG

Giá dầu giảm trở lại trong phiên hôm qua, với tâm điểm chú ý là báo cáo tồn kho của API và EIA. API cho biết tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 15/11 tăng 4,75 triệu thùng so với một tuần trước, vượt qua mức kỳ vọng tăng 0,1 triệu thùng của giới phân tích. Trong khi đó, EIA báo cáo rằng con số này tăng 545.000 thùng trong tuần đánh giá. Sự gia tăng tồn kho dầu thô của Mỹ đã gây álực lớn lên giá. Bên cạnh đó, việc hoạt động sản xuất tại mỏ dầu lớn nhất Tây Âu là Johan Sverdrup được khôi phục trở lại cũng là yếu tố “bearish” đối với giá dầu.

KIM LOẠI 

Giá bạc, giá bạch kim đồng loạt giảm trở lại do sự chèn ép của đồng USD. Chỉ số Dollar Index đã phục hồi sau ba phiên giảm liên tiếp và quay trở lại vùng cao nhất một năm, chốt phiên tăng 0,45% lên 106,68 điểm. Giới đầu tư tiếp tục đổ xô đi mua đồng bạc xanh theo làn sóng "Trump trade" và do lo ngại FED có thể giữ lãi suất cao lâu hơn. Công cụ theo dõi lãi suất FedWatch của CME Group cho thấy kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 12 đã giảm đáng kể, với tỷ lệ đặt cược hiện ở mức 55,7%, giảm so với mức 82,5% chỉ một tuần trước.

Giá quặng sắt giảm 0,26% về 101,03 USD/tấn. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc vẫn còn yếu kém, việc Chính phủ nước này không đưa ra các chính sách kích thích kinh tế mới đã làm giới đầu tư thất vọng, kéo dòng tiền tiếp tục rời khỏi thị trường. Vào hôm qua (20/11), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn một năm ở mức 3,1%, LPR kỳ hạn 5 năm (áp dụng đối với các khoản vay đầu tư dài hạn như vay mua nhà, các khoản thế chấp), giữ nguyên ở mức 3,6%.