[18-11-2024] Tổng hợp thị trường hàng hóa
Ngày giao dịch 18/11
Bảng giá đóng cửa phiên 18/11/2024
NÔNG SẢN |
Ngô 12/24 |
ZCEZ24 |
429,25 |
5,25 |
+1,24% |
Đậu tương 1/25 |
ZSEF25 |
1009,75 |
11,25 |
+1,13% |
|
Khô đậu tương 12/24 |
ZMEZ24 |
290,3 |
0,70 |
+0,24% |
|
Dầu đậu tương 12/24 |
ZLEZ24 |
45,52 |
0,17 |
+0,37% |
|
Lúa mì Chicago 12/24 |
ZWAZ24 |
547,25 |
10,75 |
+2,00% |
NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP |
Cà phê Arabica 3/25 |
KCEH25 |
282,20 |
-1,10 |
-0,39% |
Cà phê Robusta 1/25 |
LRCF25 |
4735 |
-38,00 |
-0,80% |
|
Dầu cọ thô 1/25 |
MPOF25 |
4927 |
-161,00 |
-3,16% |
|
Ca cao 3/25 |
CCEH25 |
8315 |
-189,00 |
-2,22% |
|
Bông 3/25 |
CTEH25 |
69,02 |
0,11 |
+0,16% |
|
Đường 11 3/25 |
SBEH25 |
22,20 |
0,62 |
+2,87% |
|
Cao su RSS3 2/25 |
TRUG25 |
348,0 |
0,10 |
+0,03% |
|
Cao su TSR20 2/25 |
ZFTG25 |
187,5 |
-1,20 |
-0,64% |
NĂNG LƯỢNG |
Dầu WTI 12/24 |
CLEZ24 |
69,16 |
2,14 |
+3,19% |
Dầu Brent 1/25 |
QOF25 |
73,30 |
2,26 |
+3,18% |
|
Dầu ít lưu huỳnh 12/24 |
QPZ24 |
686,50 |
15,50 |
+2,31% |
|
Khí tự nhiên 12/24 |
NGEZ24 |
2,973 |
0,15 |
+5,31% |
|
Xăng RBOB 12/24 |
RBEZ24 |
2,0183 |
0,07 |
+3,54% |
KIM LOẠI |
Bạc 12/24 |
SIEZ24 |
31,224 |
0,79 |
+2,60% |
Bạch kim 1/25 |
PLEF25 |
974,5 |
29,40 |
+3,11% |
|
Đồng 12/24 |
CPEZ24 |
4,1200 |
0,06 |
+1,37% |
|
Quặng sắt 12/24 |
FEFZ24 |
99,36 |
2,65 |
+2,74% |
NÔNG SẢN
Giá đậu tương tăng hơn 1%, kéo dài đà hồi phục sang phiên thứ 2 liên tiếp. Trong báo cáo Giao hàng Xuất khẩu (Export Inspections), Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết nước này đã giao 2,17 triệu tấn đậu tương trong tuần kết thúc vào này 14/11, giảm nhẹ so với tuần trước đó. Mặc dù vậy, con số này vẫn vượt xa mức 1,63 triệu tấn được giao vào cùng kỳ năm ngoái, cho thấy hoạt động xuất khẩu của Mỹ ở thời điểm hiện tại vẫn ở mức cao.
Giá ngô tiếp tục ghi nhận phiên hồi phục thứ hai sau chuỗi suy yếu liên tiếp vào tuần trước. Bên cạnh nhu cầu, lực mua được thúc đẩy nhờ ảnh hưởng gián tiếp từ diễn biến của giá lúa mì khi khi cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine lại một lần nữa nóng lên.
Giá lúa mì là mặt hàng có diễn biến đáng chú ý nhất trong phiên hôm qua. Hợp đồng tháng 12 đóng cửa dẫn đầu đà tăng của nhóm khi lo ngại gián đoạn thương mại xảy ra ở khu vực sản xuất tại Biển Đen. Nhà Trắng dỡ bỏ các hạn chế ngăn chặn Ukraine sử dụng tên lửa của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến leo thang ở khu vực này.
NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP
Giá cà phê Arabica giảm nhẹ 0,4% và giá cà phê Robusta đánh mất thêm 0,8%. Mất đi hỗ trợ từ sự dịch chuyển dòng tiền liên thị trường, giá cà phê gặp sức ép từ thông tin cơ bản về cung – cầu. Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất việc hoãn thời điểm bắt đầu thi hành Quy định chống phá rừng (EUDR) thêm 1 năm. Thông tin này được kỳ vọng sẽ hạn chế tình trạng đẩy mạnh mua vào cà phê của các nước nhập khẩu chính tại châu Âu như thời gian qua. Về mặt thời tiết, lượng mưa tại khu vực trồng cà phê chính của Brazil đã có cải thiện. Somar Meteorologia báo cáo lượng mưa tại Minas Gerais, bang sản xuất cà phê lớn nhất Brazil đã nhận 60,9 mm lượng mưa trong tuần trước, cao hơn 27% so với mức trung bình lịch sử.
Giá ca cao điều chỉnh kỹ thuật với mức giảm 2,2% trong phiên hôm qua, sau khi đã tăng vọt gần 22% trong tuần trước. Bên cạnh đó, thông tin cơ bản cũng góp phần gia tăng sức ép lên giá thông qua dữ liệu nguồn cung. Các nhà xuất khẩu ca cao tại Bờ Biển Ngà ước tính từ đầu vụ 2024/25 đến 17/11, lượng ca cao cập cảng tại nước này đạt 549.000 tấn, tăng gần 32% so với cùng kỳ vụ trước.
NĂNG LƯỢNG
Giá dầu quay đầu tăng vọt trở lại do lo ngại cuộc chiến ở Ukraine leo thang. Thị trường phản ứng mạnh trước thông tin Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa của Mỹ để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Điều này có thể biến Mỹ thành bên trực tiếp tham gia xung đột và buộc Nga có các biện pháp đáp trả mạnh tay hơn. Sự leo thang hơn nữa tại Ukraine có thể đe dọa sự ổn định nguồn cung dầu thô toàn cầu. Bên cạnh đó, hãng giám sát Vortexa cho biết, lượng dầu thô lưu trữ trên các tàu chở dầu trên thế giới trong tuần kết thúc ngày 15/11 đạt 50,97 triệu thùng, giảm 14% so với một tuần trước. Sự sụt giảm lượng dầu lưu trữ trên các tàu hàng góp phần hỗ trợ giá.
KIM LOẠI
Giá bạc tăng 2,6% lên 31,11 USD/ounce, giá bạch kim cũng tăng hơn 3% lên mức 974,5 USD/ounce. Giá hai mặt hàng đều hồi trở lại sau chuỗi giảm gần đây một phần là nhờ lực mua kĩ thuật của giới đầu cơ. Bên cạnh đó, đà tăng của đồng USD chững lại cũng giúp thị trường dần ổn định hơn, qua đó hỗ trợ cho giá kim loại quý. Tuy vậy, đà tăng này của giá bạc, bạch kim khó duy trì được lâu do áp lực từ tỷ giá USD vẫn đang rất lớn. Hiện chỉ số Dollar Index vẫn đang được giao dịch ở mức cao nhất một năm. Hơn nữa, lo ngại FED duy trì lãi suất cao lâu hơn so với trước đây cũng đang bị đẩy lên cao hơn sau bài phát biểu cứng rắn của quan chức FED trong tuần trước.
Giá quặng sắt tăng hơn 2% lên 99,36 USD/tấn, chủ yếu được hỗ trợ nhờ kỳ vọng tiêu thụ tăng trong ngắn hạn và Trung Quốc tiếp tục kích thích kinh tế. Hôm thứ Hai (18/11), Thượng Hải cho biết họ sẽ giảm một số loại thuế đối với các giao dịch bất động sản, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/12, theo một báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước. Trong khi đó, dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy trong tuần kết thúc ngày 15/11, sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày của các nhà sản xuất thép được khảo sát đã tăng 0,8% so với tuần trước, đạt 2,36 triệu tấn, cao nhất kể từ đầu tháng 8